Kinh tế Sơn Tây

Nhà máy nhiệt điện dùng than đá tại Sóc Châu

Do xảy ra hiện tượng xói mòn trên phạm vi rộng, chỉ một phần ba diện tích Sơn Tây là đất canh tác. Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã có những nỗ lực nhằm bảo toàn đất và nước trên quy mô rộng lớn, tạo ra loại ruộng bậc thang, trồng cây gây rừng, đào kênh mương thủy lợi, đắp bờ các mảnh đất canh tác, khử mặn, và cải tạo đất ven sông. Ở cực bắc của tỉnh, mùa sinh trưởng của cây trồng rất ngắn chỉ với 120 ngày, mùa đông lạnh và kéo dài khiến cho chỉ canh tác được một vụ kê có bông, lùa mì xuân, yến mạch trần, khoai tây và vừng mỗi năm. Ở phần còn lại của tỉnh, ngoại trừ các khu vực đồi núi, mùa sinh trưởng kéo dài hơn (210 ngày), cho phép canh tác ba vụ hai năm hoặc hai vụ một năm. Một số thuốc lálạc cũng như cây ăn quả được trồng tại các vùng bồn địa trung bộ và đồng bằng ven Hoàng Hà.[15] Năm 2011, đầu tư cho "tam nông" tại Sơn Tây đạt 65 tỷ NDT, tổng sản lượng lương thực đạt 11.930.000 tấn.[12]

Trên địa bàn Sơn Tây đã phát hiện được hơn 120 loại khoáng sản, trong đó đã xác minh được trữ lượng của 70 loại. Vào năm 2011, trữ lượng than đá của Sơn Tây đạt 267,379 tỷ tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng than đá của Trung Quốc. Các chủng loại khoáng sản có trữ lượng đứng vào hàng đầu toàn quốc của Sơn Tây là: khí vỉa than, bô xít, perlite, gali, zeolit, rutile, muối magiê, mirabilite, feldspat kali, ilmenite, đá vôi, feldspat, thạch cao, coban, đồng và các loại khác.[12]

Theo hạch toán sơ bộ, tổng GDP của Sơn Tây vào năm 2011 là 1.110,02 tỷ NDT, tăng trưởng 13% so với năm trước. Trong đó, khu vực một đạt giá trị 64,14 tỷ NDT, khu vực hai đạt giá trị 657,78 tỷ NDT, khu vực ba đạt giá trị 388,09 tỉ NDT. Trong năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Sơn Tây là 14,76 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 9,33 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 5,43 tỷ USD.[12]

Ngành công nghiệp của Sơn Tây dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên than đá phong phú, tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp nặng tại Thái Nguyên-Tấn Trung. Ngành gang thép sản xuất ra thép thỏi, gang thỏi, và các sản phẩm thép hoàn chỉnh. Ngoài ra Sơn Tây còn có các ngành cơ cấu hạng nặng, hóa chất công nghiệp, phân bón hóa học, như xi măng, giấy, dệt may, xay bột, và rượu. Các trung tâm khai mỏ và gang thép khác bao gồm Dương Tuyền, Trường Trị, Đại Đồng và Lâm Phần. Từ thập niên 1980, Sơn Tây cũng phát triển mạnh mẽ các ngành điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm, nhựa gia dụng. Các sản phẩm đặc sản của địa phương phải kể đến như Phần tửu (汾酒), một loại rượu mùi làm từ lúa miến của thôn Hạnh Hoa.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sơn Tây http://www.people.com.cn/GB/shenghuo/1090/2435218.... http://www.shanxi.gov.cn http://www.shanxi.gov.cn/n16/n8319541/n8319597/n83... http://www.gov.cn/test/2012-04/06/content_2107687.... http://www.shanxigov.cn http://www.britannica.com/EBchecked/topic/538602/S... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/538602/S... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/538602/S... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www2.hawaii.edu/~rummel/welcome.html